Diễn Đàn Teen Thanh Hóa
Chào Mừng Các Bạn Đã Đến Với Diễn Đàn TeenXuThanh Được Lập Bởi Admin: Trần Công Hải & Các Number. Hãy Cùng Nhau Phát Triển Diễn Đàn Của Người Thanh Hóa Nhé Các Bạn. Hãy Đăng Kí Là Thành Viên Của Diễn Đàn Nhé Các Bạn. Thay Mặt 4rum Xin Chúc Các Bạn Vui Vẻ Khi Vào Thăm Diễn Đàn. Mọi Đóng Góp Ý Kiến Các Bạn Có Thể Liên Lạc Qua Địa Chỉ Sau: Hoangtucuaem_laanh_762@yahoo.com Hoặc Qua Số Điện Thoại: 0984199795
Diễn Đàn Teen Thanh Hóa
Chào Mừng Các Bạn Đã Đến Với Diễn Đàn TeenXuThanh Được Lập Bởi Admin: Trần Công Hải & Các Number. Hãy Cùng Nhau Phát Triển Diễn Đàn Của Người Thanh Hóa Nhé Các Bạn. Hãy Đăng Kí Là Thành Viên Của Diễn Đàn Nhé Các Bạn. Thay Mặt 4rum Xin Chúc Các Bạn Vui Vẻ Khi Vào Thăm Diễn Đàn. Mọi Đóng Góp Ý Kiến Các Bạn Có Thể Liên Lạc Qua Địa Chỉ Sau: Hoangtucuaem_laanh_762@yahoo.com Hoặc Qua Số Điện Thoại: 0984199795
Diễn Đàn Teen Thanh Hóa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Teen Thanh Hóa

Teen Thanh Hóa Là Number One
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
    Navigation
     Portal
     Diễn Đàn
     Thành viên
     Lý lịch
     Trợ giúp
     Tìm kiếm
    Affiliates
    free forum

    Diễn Đàn
    Latest topics
    » Đáp án cuộc thi tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2020)
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeFri Jul 03, 2020 8:24 am by Admin

    » Tower Defense Private - game thủ tháp - mở máy chủ mới - miễn phí 6 Vạn Vàng
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeSat Dec 13, 2014 4:56 pm by pthatung

    » Gta-samp online full hướng dẫn
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeFri Nov 21, 2014 4:41 pm by huongud

    » Nhận Vip Code Siêu Quậy Cầu Trường cùng Close Beta II
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeTue Oct 22, 2013 2:15 pm by binhdtmho

    » Tưng bừng khai trương ocean thanh hóa - tặng 750.000 đ
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeSun Jun 09, 2013 8:49 pm by trang_saleth

    » ảnh áo mi cố gắng tìm nhé
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeMon Nov 05, 2012 4:14 pm by ligth slip

    » Hang Hai_ 12A5
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeSat Apr 14, 2012 8:35 pm by sun

    » Ki Uc Hai Hung Cua 2 Co Be
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeTue Apr 03, 2012 1:50 am by Admin

    » Tam Su Voi Day
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeSat Feb 18, 2012 10:02 pm by Admin

    Tìm kiếm
     
     

    Display results as :
     
    Rechercher Advanced Search
    Đăng Nhập
    Tên truy cập:
    Mật khẩu:
    Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
    :: Quên mật khẩu

     

     Tài Liệu Môn Dầu Mỏ

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 65
    Join date : 28/04/2011
    Age : 33
    Đến từ : Tinh Gia

    Bảng nhân vật
    Ri Đê Tiện:

    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Empty
    Bài gửiTiêu đề: Tài Liệu Môn Dầu Mỏ   Tài Liệu Môn Dầu Mỏ Icon_minitimeSun Dec 04, 2011 12:21 am

    Tiểu luận môn sản phẩm dầu mỏ


    Đề tài
    Nhiên liệu cho động cơ xăng



    SV: TRẦN CÔNG HẢI

    LỚP:LD1.1








    Mục lục
    I. Giới thiệu chung về nhiên liệu động cơ xăng:
    II. Thành phần hóa học của nhiên liệu xăng:
    1, giới thiệu chung về thành phần hóa học của xăng:
    2, thành phần hóa học của xăng:
    3, các phụ gia của xăng:
    III. Đặc điểm các nguồn dùng để phối trộn xăng:
    1, xăng của quá trình reforming xúc tác:
    2, xăng crắcking xúc tác:
    3, xăng chưng cất trực tiếp:
    IV.Ngyên tắc hoạt động và đặc điểm của động cơ xăng:
    1, nguyên tắc hoạt động của động cơ xăng:
    2, đặc điểm hoạt động của đông cơ xăng:
    V. Chỉ tiêu chất lượng của xăng:
    1, hiện tượng kích nổ và trị số octan:
    2, tỷ trọng :
    VI.Các chỉ tiêu lien quan đến độ bay hơi:
    1, thành phần cất:
    2, áp xuất hơi bảo hòa:
    3, nhiệt độ chớp cháy:
    4, độ ổn định oxihóa:
    5, hàm lượng lưu huỳnh:
    6, hàm lượng benzene:
    7, hàm lựợng phốt pho:
    8, khối lượng riêng và màu sắc:
    9, hàm lượng nướcvà các tạp chất cơ học:
    VII. Tài liệu tham khảo:
    VIII. Kết luận


    I Giới thiệu chung về nhiên liệu cho đong cơ xăng:
    Nhiên liệu cho đọng cơ xăng là một sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy lọc dầu, nó đã trở thành một mặt hang quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hang ngày của con người cũng như hoạt đọng sản xuất trong công nghiệp.
    Cùng với sự gia tăng về số lượng động cơ xăng, nhu cầu về nhiên liệu ngày càng tăng nhanh, điều này đã mang đến cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu những cơ hội và cả những thách thức mới, bởi trong thực tế, bên cạnh những lợi ích mà động cơ này mang lai cho con người thì đòng thời nó cũng thải ra môi trường một lượng lớn các chất độc hại làm anh hưởng đến sức khỏe con người và cả môi trường sinh thái.
    Vì vậy xăng thương phẩm bắt buộc phải đảm bảo được các yêu cầu không những liên quan đến quá trình cháy trong động cơ, hiệu xuất nhiệt độ mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trương.
    Thông thường xăng thương phẩm cần đạt các yêu cầu sau:
    + khởi động tốt khi đang ở nhiệt độ thấp.
    + động cơ hoạt động không bị kích nổ.
    + không kết tủa tạo băng trong bình chứa và cả bộ chế hòa khí.
    + không tạo nút hơi trong hệ thống nhiên liệu .
    + dầu bôi trơn bị pha loảng bởi xăng là ít nhất.
    + trị số octan ít bị thay đổi khi thay đổi tốc độ động cơ.
    + các chất độc hại thải ra môi trường cang ít cang tốt.
    - xăng nhiên liệu thu nhập được từ trong các nhà máy lọc dầu, ban đầu chỉ chưng cất khí quyển, tuy nhiên hiệu xuất xăng thu đươc từ quá trình này rất thấp chỉ vào khoảng 15% khối lượng dầu thô ban đầu.
    - khi nhu cầu về xăng tăng lên thì phân đoạn này không đủ để cung cấp cho các nhu cầu thực tế, vì vậy bắt buộc con người phải chế biến các thanh phần thu khác nhằm thu hồi xăng với hiệu xuất cao hơn, điều này đã làm xuất hiện các phân xưởng khác như: phân xưởng crắcking, reforming, izomehóa, alkylhóa.







    II. thành phần hóa học của nhiên liệu xăng:

    1, Giới thiệu chung về thành phần hóa học của xăng:
    - thành phần hóa học chính của xăng là các hyđrocacbon có số nguyên tử từ C4- C10 thậm chí có cả các hyđrocacbon nặng hơn như:C11,C12 và cả C13 . Ngoài ra trong thành phần hóa học còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất phi hyđrocacbon của lưu huỳnh, Nitơ, Oxi.
    - với số nguyên tử cacbon như trên, trong thành phần của xăng chứa đầy đủ cả ba họ hyđrocacbon và hầu như các chất đại diện cho các họ này đèu tìm thấy trong xăng.
    - mặc dù trong thành phần dầu mỏ ban đầu không có các hợp chất không no như olefin nhưng trong quá trình chế biến đã xẩy ra quá trình cắt mạch hình thành lên các hợp chất đói này, do đó trong thành phần hóa học của xăng thương phẩm còn có mặt các hợp chất đói.


    2, thành phần hoá học của xăng:
    a, thành phần hyđrocacbon của xăng:
    * họ paraffin:
    Chúng tồn tại dưới dạng mạch thẳng (n-parafin) và mạch nhánh (Izo- parafin) với các izo-parafin thì mạch chính dài, mạch nhánh ngắn, chủ yếu là gốc metyl.
    * olefin:
    Chúng được tạo thành từ các quá trình chuyển hoá, đặc biệt là quá trình cracking, giảm nhớt, cốc hoá, các olefin này cũng có (n-olefin) và (izo-olefin).
    * họ naphtenic:
    Là các hyđrocacbon mạch vòng no, các vòng co thể có nhánh hoặc không nhánh, hàm lượng của họ này chiếm một số lượng lớn, trong đó các hợp chất đứng đầu dãy thường ít hơn các đồng đẵng của nó, những đồng phân này thường có nhiều nhánh và nhánh lại rất ngắn chủ yếu là gốc metyl(-CH3).
    * họ aromatic:
    Các hợp chất này trong xăng thương chiếm một lượng nhỏ nhất trong ba họ va các chất đầu dãy củng ít hơn các hợp chất đồng đẳng của nó.

    b, thành phần phi hyđrocacbon:
    trong ,ngoài các hợp chất hyđrocacbon kể trên còn có các chất phi hyđrocacbon như các hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của nitơ, hợp chất của oxi.






    3, các phụ gia trong xăng:

    Đối với xăng nói chung, từ lâu người ta đã biết và dung các hợp chất hữu cơ của Fe, Pb, Mn, Co,…là những hợp chất có hoạt tính cao để làm phụ gia đấy là những phụ gia dùng cho xăng chì, nhưng vì nó gây độc hại cho con ngườ và môi trường lên đã bị cấm .
    Ngày nay thì để đảm bảo được trị số octan cao, người ta co thể cải tạo công nghệ . Nhưng việc cải tạo đó có thể dẫn đến làm giảm hiệu xuất của quá trình, tiêu hao năng lượng ,làm tăng nguyên liệu tiêu thụ, đẩy chi phí và giá thành lên cao.
    Đối với xăng không chì, phụ gia chủ yếu bao gồm;
    * phụ gia Methanol:
    * phụ gia Ethanol:
    *phụ gia Tertiary-butyl alcohol (TBA):
    Ngoài những phụ gia trên thi người ta còn dùng một số phụ gia khác như:
    +phụ gia chống oxihoa.
    +phụ gia tẩy rửa/tăng cường khả năng chống khuếch tán.
    +phụ gia chống rỉ.
    +phụ gia biến đổi cặn.
    Các loại phẩm màu.







    III. đặc điểm các nguồn dùng để phối trộn xăng:
    1, xăng của quá trình Reforming xúc tác:
    Xăng thu được từ qua trinh Reforming xúc tác được gọi là Reformat. Đây là nguồn nguyên liệu chính để phối trộn tạo xăng có chất lượng cao, chúng có chưa một hàm lượng các hợp chất aromat cao nên chỉ số octan của nó cao (RON=95-102).
    2, xăng cracking xúc tác;
    - Đây là nguồn cho xăng lớn nhất trong nhà máy lọc dầu. Chỉ số octan của xăng này khoảng 87-92 tùy theo điều kiện công nghệ. Thành phần hoá học chứa tới 9-13% Hydorocacbon Olefin. Sự có mặt của các Olefin này chính là nguyên nhân làm mất tính ổn định của xăng.
    3. Xăng chưng cất trực tiếp:
    - Phân xưởng chưng cất ở áp suất khí quyển là một phân xưởng quan trọng nhất trong nhà máy lọc dầu, có nhiệm vụ phân chia dầu thô thành nhiều phân đoạn khác nhau. Phần hơi thu được ở đỉnh sau khi ổn định ta sẽ thu được xăng. Loại xăng chưng cất trực tiếp này có chỉ số Octan thấp khoảng 54-65 nên chỉ sung một lượng ít để phối trộn còn phần chính được phân chia thành xăng nhẹ ( chủ yếu C5 và C6) và xăng nặng. Phần nhẹ thường làm nguyên liệu cho quá trình Izome hoá còn phần xăng nặng làm nguyên liệu cho quá trình Reforming xúc tác.
    4. Alkylat:
    - Xăng thu được từ quá trình này có chất lượng rất cao: trị số Octan trên 95, chứa rất ít Olefin và Hydorocacbon thơm, trong thành phần chứa chủ yếu là các Izo-Ankan. Thường sử dụng Alkylat để pha vào các loại xăng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng.

    5. Các nguồn phối trộn khác:
    - Ngoài các nguồn chính trên thì xăng còn được phối trộn từ các nguồn khác như: Xăng giảm nhớt, xăng cốc hoá…đây là sản phẩm phụ của quá trình.
    - Đặc điểm của xăng này là hàm lượng các hợp chất Hỷdocacbon lớn, xăng kém ổn định vì chứa lượng lớn các hợp chất không no.
    - Cùng các loại xăng trên thì ngày nay người ta khi yêu cầu về việc giảm các chất gây ô nhiểm môi trường trong khói thải của động cơ càng khắt khe thì việc dùng các cấu tử được tổng hợp từ các phản ứng hoác học có chỉ số Octan cao như: MTBE, TAME, Methanol, Ethanol,…để phối trộn xăng thương phẩm cũng đang được áp dụng rộng rãi.


















    IV. Nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của động cơ xăng:
    1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ xăng:
    - Động cơ xăng là một động cơ nhiệt dùng để biến năng lượng hoá học của nhiên liệu khi bị đốt cháy thành năng lượng cơ học dưới dạng chuyển động quay. Động cơ này làm việc theo nguyên tắc một chu trình gồm bốn giai đoạn như sau: Nạp, nén, cháy nổ và sinh công, thải khí cháy ra ngoài.



    2, Đặc điểm của động cơ xăng:
    - Nhiên liệu trước khi nạp vào xylanh nó đã được phối trộn với không khí để tạo hỗn hợp cháy, như vậy độ bay hơi của xăng trong buồng cháy không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng cháy.
    - Qúa trình cháy của nhiên liệu chỉ được thực hiện khi Bugi bật lửa hoặc khi màng lửa lan truyền đến.
    - Khi Bugi bật lửa thì quá trình cháy bắt đầu, luc này hỗn hợp trong buồng cháy được chia làm 2 phần:
    + Phần 1: Khí cháy
    + Phần 2: Hỗn hợp của không khí và nhiên liệu không cháy ( hỗn hợp công tác).
    - Trong điệu kiện nhiệt độ và áp suất cao với sự có mặt của Ôxi không khí thì các Hydrocacbon của nhiên liệu sẽ bị biến đổi một cách sâu sắc, cụ thể chúng sẽ bị Ôxi hoá để tạo thành các hợp chất có khả năng tự bốc cháy khi mặt lửa lan truyền đến.
    - Trong trường hợp này, nếu như phần nhiên liệu bị bốc cháy nhiều thì nó sẽ làm tăng áp suất trong buồng cháy một cách đột ngột và gấy ra những sóng xung kích va đập vào Piston, xylanh tạo ra những tiếng gõ kim loại. Hiện tượng này được gọi là cháy kích nổ.













    V. Chỉ số chất lượng của xăng:
    1. Hiện tượng kích nổ và trị số Octan:
    a, Hiện tượng kích nổ
    - Như đã nêu ở trên phần trước, khi Bugi bật lửa thì quá trình cháy của nhiên liệu trong buồng cháy mới được bắt đầu tại Bugi còn phần nhiên kiệu năm ở vị trí khác chỉ được cháy khi màng lửa lan truyền đến. Tuy nhien trong thực tế có một phần nhiên liệu trong buông cháy bị Ôxi hoá dẫn đến quá trình tự bắt cháy khi màng lửa chưa lan truyền đến. Nếu như phần nhiên liệu tự bắt cháy này đủ lớn để tăng nhiệt độ và áp suất trong buồng cháy một cách đột ngột và tạo ra những sóng xung kích va đập vào Piston, Xylanh tạo ra những tiếng gõ kim loại thì quá trình cháy này được gọi là cháy kích nổ.
    - Như vậy trong buồng cháy luôn tồn tại một sự cạnh tranh giữa quá trình cháy do màng lửa lan truyền đến( cháy cưỡng bức) và quá trình tự bốc cháy, quá trình cháy nào chiếm ưu thế là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
    b, Bản chất của quá trình cháy trong động cơ xăng:
    - Bản chất của hiện tượng kích nổ rất phức tạp, có nhiều quan điểm để giải thích khách nhau song bản chất của nó là do các hợp chất Hydrocacbon trong nhiên liệu nằm ở trước màng lửa chịu một điều kiện rất khắc nghiệt nên chúng bị biến đổi hoá học một cách sâu sắc tạo ra những hợp chất mới có khả năng tự bùng cháy.


    c, Ảnh hưởng của hiện tượng kích nổ lên động cơ:
    - Hỏng Join giữa nắp và than máy.
    - Làm xói mòn Piston và nắp
    - Làm hỏn cordons của Piston và Xecmăng.
    - Làm nong chảy cục bộ Piston và Subắp.
    - Ngoài những ảnh hưởng kể trên thì quá trình cháy kích nổ thường kèm theo thải nhiều chất độc hại ra môi trường, làm nóng máy nhanh chóng nên làm giảm nhanh tuổi thọ của động cơ.
    d, Chỉ số Octan:
    - Chỉ số Octan là một đại lượng qui ước để đặc trưng cho khả năng chống lại sự kích nổ của xăng, giá trị của nó được tính bằng phần trăm thể tích của Izo-Octan, trong hỗn hợp của nó với n-Heptan khi mà hỗn hợp này có khả năng chống kích nổ của xăng.
    - Trong trường hợp trị số Octan lớn hơn 100 thì để xác định trị số Octan người ta cho thêm vào xăng một hàm lượng Tetraetyl chì rồi tiến hành đo.
    - Xu hướng cháy kích nổ của xăng sẽ gia tăng khi loại động cơ sử dụng có tỷ số nén lớn hơn tải trọng, nhiệt độ hỗn hợp, áp suất và nhiệt độ môi trường cũng cao hơn và thời gian điểm lửa cũng sớm hơn.
    - Xu hướng cháy kích nổ giảm đi với hỗn hợp hoặc là nghèo hoặc là giàu nhiên liệu. Trong bất kì điều kiện hoạt động nào, động cơ chỉ có thể đạt được hiệu năng cao nhất khi sử dụng loại xăng không gây ra sự cháy kích nổ.


    e, Ý nghĩa của trị số Octan:
    - Trị số Octan là một chỉ tiêu rất quan trọng của xăng, khi dùng xăng có trị số Octan thấp hơn so với qui định của nhà chế tạo sẽ gây ra hiện tượng kích nổ làm giảm công suất của động cơ, nóng máy gây mài mòn các chi tiết máy, tạo khói đen gây ô nhiễm môi trường. Ngược lại nếu dùng xăng có trị số Octan cao quá sẽ gây lãng phí, điều quan trọng là phải dùng xăng đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo, cụ thể là đúng theo tỷ số nén của động cơ, khi tỷ số nén lớn thì yêu cầu trị số Octan lớn và ngược lại.
    f, Các phương pháp đo trị số Octan:
    - Phương pháp nghiên cứu(RON) đo theo tiêu chuẩn ASTM_D.2700
    - Phương pháp mô tơ(MON) theo tiêu chuẩn ASTM_D.2699
    g, Phương pháp làm tăng trị số Octan
    - Phương pháp hóa học:
    + Thực hiện các phản ứng hóa học để biến đổi cấu trúc nguyên liệu xăng ban đầu như RC,FCC,Ankin hóa, Izome hóa… phương pháp này được dùng rộng rãi và chiếm đại bộ phận xăng thương phẩm.
    - Phương pháp dung phụ gia:
    + Phương pháp này dùng hóa chất để làm tăng trị số Octan như nước Chì. Phương pháp này ngày nay gần như bị cấm bởi sự độc hại do Chì gây ra.
    - Phương pháp dùng cấu tử có trị số Octan cao:
    + Phương pháp này sử dụng các cấu tử có trị số Octan cao để pha trộn vào xăng như MBTE, EBTE, Metanol, Etanol…phương pháp này ngày được khuyến khích dùng nhiều bởi những ưu điểm về mặt bảo vệ môi trường.
    2. Tỷ trọng
    - Tỷ trọng của một chất lỏng là tỷ số giữa khối lượng riêng chất đó so với khối lượng riêng của nước ở trong những điều kiện nhiệt độ xác định. Như vậy tỷ trọng là một đại lượng không có thứ nguyên.
    - Đối với xăng thì việc xác định tỷ trọng không có nhiều ý nghĩa như đối với dầu thô hay điezen hoặc sản phẩm khác, tuy nhiên nó vẫn có một số ý nghĩa nhật định trong việc điều khiển độ giàu khi bắt đầu khởi động động cơ, ảnh hưởng trực tiếp lên nhiệt cháy thể tích do đó ảnh hưởng lên sự tiêu thụ nhiên liệu cụ thể khi tỷ trọng tăng lên thì suất tiêu thụ riêng giảm xuống.















    VI. Các chỉ tiêu liên quan đến độ bay hơi:
    1. Thành phần cất
    a, Những khái niệm cơ bản
    - Nhiệt độ sôi đầu là nhiệt độ đọc được trên nhiệt kế vào lúc giọt chất lỏng đầu tiên ngưng tụ chảy ra từ cuối ống ngưng.
    -Nhiệt độ sôi cuối là nhiệt độ cao nhất đạt được trong quá trình chưng cất
    - Nhiệt độ phân hủy là nhiệt độ đọc được trên nhiệt kế khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự nhiệt phân như xuất hiện hơi trăng.
    -Nhiệt độ sôi t10%, t50%,t90%...là nhiệt độ đọc được trên nhiệt kế tương ứng khi thu được 10%,50%,90%
    b, Ý nghĩa của việc xác định thành phần cất
    - Ngoài việc đánh giá thành phần hóa học của xăng thì thành phần cất có ý nghĩa rất quan trọng đối với xăng nhiên liệu bởi các giá trị của nó ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng khởi động – khả năng tăng tốc và khả năng cháy hoàn toàn trong buồng cháy.











    2. Áp suất hơi bão hòa
    - Áp suất hơi bão hòa là một đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất các phần tử trong pha lỏng có xu hướng thoát khỏi bề mặt của nó để chuyển sang pha hơi ở nhiệt độ nào đó. Như vậy áp suất hơi bão hòa chính là áp suất hơi mà tại đó thể hơi cân bằng với thể lỏng.
    - Cũng tương tự như thành phần cất, áp suất hơi bão hòa được đặc trưng cho khả năng khởi động của động cơ ở nhiệt độ thấp. Khi gía trị này lớn thì động cơ dễ khởi động nhưng nếu giá trị này lớn quá sẽ gây hiện tượng lút hơi, thiếu nhiên liệu cung cấp cho động cơ, và gây mất mác và nếu nhỏ quá động cơ khó khởi động.
    3. Nhiệt độ chớp cháy
    - Nhiệt độc chớp cháy được xác định trong 2 loại thiết bị cốc kín và cốc hở khác nhau nên tương ứng ta cũng có 2 laọi nhiệt độ chớp cháy cốc kín và chớp cháy cốc hở. Loại cốc kín thường dùng cho các loại sản phẩm dầu mỏ có độ bay hơi lớn hơn còn loại cốc hở thường dùng cho các phân đoạn nặng.
    - Nhiệt độ chớp cháy đặc trưng cho các phần nhẹ dễ bay hơi trong nhiên liệu , khi phần nhẹ càng nhiều thì khả năng bay hơi càng lớn điều này sẽ gây ra mất mát vật chất và điều quan trọng hơn cả là nó có thể tạo ra hỗn hợp nổ trong quá trình bảo quản và vận chuyển.



    4. Độ ổn định Ôxi hóa:
    - Để đăc trưng cho quá trình chống lại ôxi hóa người ta dùng khái niệm độ ổn định ôxi hóa nó có thể được xác định theo nhiều phương pháp khác nhau.
    - Độ ổn định ôxi hóa phụ thuộc vào thành phần hóa học của các Hydrocacbon. Trong dầu thô cũng như các sản phẩm của nó thì các Hydrocacbon có độ ổn định ôxi hóa khác nhau, các hợp chất Azomatic có độ ổn định kém nhất còn các hợp chất Parafin có độ ổn định cao nhất, tuy nhiên ở điều kiện thường thì tốc độ ôxi hóa của các họ Hydrocacbon này không lớn.
    5. Hàm lượng lưu huỳnh:
    - Trong phân đoạn xăng thu được từ quá trình chưng cất khí quyển hay trong xăng thương phẩm thì hàm lượng lưu huỳnh không nhiều, chúng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau tùy theo nguồn gốc khối trộn. Trong các dạng tồn tại này thì người ta quan tâm nhiều nhất đến hợp chất Mêcaptan. Vì đây là hợp chất có khả năng gây ăn mòn trực tiếp các thiết bị trong tồn chứa bảo quản, vận chuyển cũng như sử dụng trong động cơ.










    6. Hàm lượng Benzen:
    - Benzen cũng là một chất độc nguy hiểm cho sức khỏe của con người, vì vậy nếu hàm lượng Benzen trong xăng ôtô vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tác hại cho sức khỏe con người đặc biệt là công nhân ngành xăng dầu, đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với xăng.
    - Qúa trình cháy trong động cơ thường không hoàn tòan bởi điều kiện cháy trong động cơ khá đặc biệt. Trong khí thải của động cơ ngoài khí CO2, H2O,N2 cón có them một số chất khác như CO, NO,SO, các Hydrocacbon chưa cháy,…Hydrocacbon chưa cháy thật chất là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ như Benzen, Butadien, Focnanđêhit,…các hợp chất này khi thải ra môi trường đều có hại cho con người và môi trường sinh thái.
    7. Hàm lượng Phốt pho:
    - Việc sử dụng phụ gia Phốt pho trong xăng không chì đã được giới thiệu vào năm 1971. Tuy nhiên sự ra đời của bộ chuyển đổi xúc tác trên các xe ôtô đời mới từ năm 1975 đã không cho phép sử dụng Phốt pho vì nó đầu độc xúc tác. Vì vậy việc sử dụng nó trong xăng không chì đã bị cấm ở Mỹ và nhiều nước káhc.






    8. Khối lượng riêng và màu sắc
    - Khối lượng riêng của xăng là một đặc tính vật lý quan trọng cho phép ta phân loại xăng hay nhiên liệu khác và sơ bộ đánh giá được ngay chất lượng tương đối của xăng.
    - Riêng đối với màu sắc về ý nghĩa và phẩm chất sử dụng không nhất thiết phải qui định. Tuy nhiên về ý nghĩa quản lý lại cần phải tiêu chuẩn hóa nhăm hạn chế sụ nhầm lẫn vô tình của con người khi cung ứng cho xã hội.
    9. Hàm lượng nước và các tạp chất cơ học
    - Hàm lượng nước và các tạp chất cơ học không được tồn tại trong xăng dầu nói chung và xăng ôtô bói riêng. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và tồn chứa, nước tự do có thể lẫn vào( về sau có thể lắng xuống và có thể tách ra một cách dễ dàng).
    - Tổng hàm lượng nước được xác định theo phương pháp ASTM_D.95-83 chính xác đến 0,005%











    VIII. Tài liệu tham khảo:
    1. Sản phẩm dầu mỏ thương phẩm( Ths: Trương Hữu Trí)
    2. Sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu( Kiều Đình Kiểm-NXB. Khoa học và kỹ thuật HN.2000)
    3. Hóa học dầu mỏ và khí(PGS.TS Đinh Thị Ngọ)











    Về Đầu Trang Go down
    https://teenthanhhoa.forumvi.net
     
    Tài Liệu Môn Dầu Mỏ
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Liều thuốc cho Girl Xứ Thanh

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Teen Thanh Hóa :: Trần Công Hải-
    Chuyển đến